4. Ứng dụng năng lượng sóng có tần số radio điều trị hội chứng Wolff - Parkinson - White tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả thăm dò điện sinh lý (TDĐSL) và điều trị hội chứng Wolff - Parkinson - White (WPW) bằng năng lượng sóng có tần số Radio (RF) qua đường ống thông tại Bệnh viện tỉnh Thanh Hóa từ 7/2019 đến 9/2020. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 39 bệnh nhân được thăm dò điện sinh lý và triệt đốt đường dẫn truyền phụ (ĐDTP). Tuổi trung bình 42,5 ± 15,0, nam 48,7%. Hội chứng WPW type A chiếm 74,4%, type B chiếm 25,8%. Tất cả bệnh nhân có 1 đường dẫn truyền phụ, vị trí đường phụ ở thành tự do vòng van hai lá 69,3%, vùng vách giữa vòng van hai lá và vòng van ba lá 25,6%, thành tự do vòng van ba lá 5,1%. Tỷ lệ triệt đốt thành công 92,3%, tái phát 2,6% và không có biến chứng. Thời gian làm thủ thuật trung bình 87,5 ± 37,5 phút, thời gian chiếu tia 23,1 ± 10,8 phút, thời gian triệt đốt trung bình 111,3 ± 32,1 giây và với mức năng lượng 30,4 ± 5,05 (W), nhiệt độ 62,9 ± 8,1 (0C), điện trở 99,6 ± 12,7 (Ω). Kết quả cho thấy thăm dò điện sinh lý chẩn đoán chính xác vị trí đường dẫn truyền phụ trong hội chứng WPW. Triệt đốt các đường dẫn truyền phụ bằng bằng năng lượng sóng có tần số radio với tỷ lệ thành công cao, triệt để và biến chứng thấp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Điện sinh lý, RF, Rối loạn nhịp
Tài liệu tham khảo
2. Trần Văn Đ. Nghiên cứu điện sinh lý tim và điều trị hội chứng Wolff-Parkinson-White bằng năng lượng sóng có tần số Radio. Luận án Tiến sỹ học Học viện Quân Y. Published online 2016.
3. Goudevenos JA, Katsouras CS, Graekas G, Argiri O, Giogiakas V, Sideris DA. Ventricular pre-excitation in the general population: a study on the mode of presentation and clinical course. Heart Br Card Soc. 2000;83(1):29-34. doi: 10.1136/heart.83.1.29.
4. Afonso L, Pradhan J, Veeranna V, Niraj A, Jacob S. Global and regional left ventricular contractile impairment in patients with wolff-Parkinson-white syndrome. Indian Pacing Electrophysiol J. 2009;9(4):195-206.
5. Page RL, Joglar JA, Caldwell MA, et al. 2015 ACC/AHA/HRS Guideline for the management of adult patients with supraventricular tachycardia: Executive summary: A report of the American college of Cardiology/American heart association task force on clinical practice guidelines and the heart rhythm society. Circulation. 2016;133(14):e471-505. doi: 10.1161/CIR.0000000000000310.
6. Jackman WM, Wang XZ, Friday KJ, et al. Catheter ablation of accessory atrioventricular pathways (Wolff-Parkinson-White syndrome) by radiofrequency current. N Engl J Med. 1991;324(23):1605-1611. doi: 10.1056/NEJM1 99106063242301.
7. Wellens HJ. Should catheter ablation be performed in asymptomatic patients with Wolff-Parkinson-White syndrome? When to perform catheter ablation in asymptomatic patients with a Wolff-Parkinson-White electrocardiogram. Circulation. 2005;112(14):2201-2207;discussion2216. doi: 10.1161/CIRCULATIONAHA.104.483321.
8. Chen YJ, Chen SA, Tai CT, et al. Long-term results of radiofrequency catheter ablation in patients with Wolff-Parkinson-White syndrome. J Chin Med Assoc. 1997;59(2):78-87. Accessed January9, 2022. http://www.scopus.com/inward/record.url?scp=20244378799&partnerID=8YFLogxK.
9. Thakur RK, Klein GJ, Yee R. Radiofrequency catheter ablation in patients with Wolff-Parkinson-White syndrome. CMAJ Can Med Assoc J. 1994;151(6):771-776. Accessed January 9, 2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1337132/.
10. Wang L, Yao R. Radiofrequency catheter ablation of accessory pathway-mediated tachycardia is a safe and effective long-term therapy. Arch Med Res. 2003;34(5):394-398. doi: 10.1016/j.arcmed.2003.06.001.