14. So sánh phương pháp lấy huyết khối trực tiếp với điều trị bắc cầu cho đột quỵ tắc động mạch lớn tuần hoàn trước
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Từ tháng 12 năm 2020 tới tháng 2 năm 2022, 80 bệnh nhân đã tham gia và ghép cặp trong nghiên cứu so sánh phương pháp lấy huyết khối trực tiếp với phương pháp bắc cầu tiêu chuẩn. Các chỉ số đầu vào của các bệnh nhân là tương đồng giữa hai nhóm. Sau 90 ngày theo dõi, 25 bệnh nhân (62,5%) ở nhóm lấy huyết khối trực tiếp đạt đầu ra lâm sàng tốt (mRS 0-2) không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với 24 bệnh nhân (60,0%) ở nhóm điều trị bắc cầu (OR = 0,9, 95% KTC từ 0,4 tới 2,2, p = 0,82). Tái thông thành công (TICI 2b-3) đạt được ở 90% bệnh nhân trong mỗi nhóm (OR = 1,0, 95% KTC từ 0,2 tới 4,3, p = 1,00). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ chuyển dạng chảy máu hay tỷ lệ tử vong. Các kết quả trong nghiên cứu này của chúng tôi gợi ý không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tính an toàn và hiệu quả của phương pháp lấy huyết khối trực tiếp so với phương pháp điều trị bắc cầu tiêu chuẩn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tắc động mạch lớn, tuần hoàn trước, lấy huyết khối trực tiếp, điều trị bắc cầu
Tài liệu tham khảo
2. Bhatia R, Hill MD, Shobha N, et al. Low rates of acute recanalization with intravenous recombinant tissue plasminogen activator in ischemic stroke: real-world experience and a call for action. Stroke. 2010;41(10):2254-8.
3. Goyal M, Menon BK, van Zwam WH, et al. Endovascular thrombectomy after large-vessel ischaemic stroke: a meta-analysis of individual patient data from five randomised trials. Lancet. 2016;387(10029):1723-31.
4. Powers WJ, Rabinstein AA, Ackerson T, et al. Guidelines for the early management of patients with acute ischemic stroke: 2019 update to the 2018 guidelines for the early management of acute ischemic stroke: a guideline for healthcare professionals from the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke. 2019;50(12): e344-e418.
5. Kaesmacher J, Mordasini P, Arnold M, et al. Direct mechanical thrombectomy in tPA-ineligible and-eligible patients versus the bridging approach: a meta-analysis. J Neurointerv Surg. 2019;11(1):20-7.
6. Yang P, Zhang Y, Zhang L, et al. Endovascular thrombectomy with or without intravenous alteplase in acute stroke. N Engl J Med. 2020;382(21):1981-93.
7. Zi W, Qiu Z, Li F, et al. Effect of endovascular treatment alone vs intravenous alteplase plus endovascular treatment on functional independence in patients with acute ischemic stroke: the DEVT randomized clinical trial. JAMA. 2021;325(3):234-43.
8. Suzuki K, Matsumaru Y, Takeuchi M, et al. Effect of mechanical thrombectomy without vs with intravenous thrombolysis on functional outcome among patients with acute ischemic stroke: the SKIP randomized clinical trial. JAMA. 2021;325(3):244-53.
9. LeCouffe NE, Kappelhof M, Treurniet KM, et al. A randomized trial of intravenous alteplase before endovascular treatment for stroke. N Engl J Med. 2021;385(20):1833-44.
10. Vũ Đăng Lưu, Trần Anh Tuấn, Lê Hoàng Kiên, và cs. Kết quả ban đầu điều trị nhồi máu não tối cấp bằng dụng cụ lấy huyết khối Solitaire kết hợp tiêu sợi huyết đường động mạch: nhân 2 trường hợp. Tạp chí điện quang Việt Nam. 2012;(8):254-260.
11. Mai Duy Ton, Dao Viet Phuong, Nguyen Van Chi, và cs. Low-dose vs. Standard-dose intravenous alteplase in bridging therapy among patients with acute ischemic stroke: experience from a stroke center in Vietnam. Front Neurol. 2021;12:653820.
12. Yoon W, Kim SK, Park MS, et al. Predictive factors for good outcome and mortality after stent-retriever thrombectomy in patients with acute anterior circulation stroke. J Stroke. 2017;19(1):97-103.