21. Nghiên cứu biến đổi hình thái, chức năng thất phải bằng siêu âm tim ở bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì có tăng áp động mạch phổi
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tăng áp động mạch phổi (TAĐMP) ở nhóm bệnh nhân tự miễn là yếu tố báo hiệu tiên lượng xấu của bệnh và gây ảnh hưởng nặng nề hơn so với nhóm bệnh nhân TAĐMP khác. Đánh giá biến đổi về hình thái và chức năng của thất phải (TP) có vai trò quan trọng trong xác định tiến triển bệnh, hướng dẫn quyết định điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân mắc bệnh tự miễn có tăng áp động mạch phổi. Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành nhằm đánh giá sự biến đổi hình thái, chức năng thất phải trên bệnh nhân xơ cứng bì (XCB), lupus ban đỏ hệ thống (LPBĐHT). Nghiên cứu tiến hành trên 194 bệnh nhân phát hiện ra 64 bệnh nhân có TAĐMP trên siêu âm tim tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, Viện Da liễu Trung ương từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 8 năm 2020. Kết quả cho thấy bệnh nhân LPBĐHT có sự tăng bù trừ chức năng tâm thu thất phải ở phân nhóm TAĐMP nhẹ sau đó giảm dần ở các phân nhóm có mức áp lực động mạch phổi cao hơn, có sự rối loạn chức năng tâm trương TP ở các phân nhóm có mức áp lực động mạch phổi tăng dần. Trong khi, bệnh nhân XCB, chức năng tâm thu TP giảm dần ở các phân nhóm có mức áp lực động mạch phổi tăng dần, chức năng tâm trương có xu hướng rối loạn ngay khi chưa có TAĐMP và mức độ rối loạn có xu hướng tăng dần theo mức tăng áp lực động mạch phổi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tăng áp động mạch phổi, thất phải, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì
Tài liệu tham khảo
2. Galiè N, Hoeper MM, Humbert M, et al. Guidelines for the diagnosis and treatment of pulmonary hypertension: the task force for the diagnosis and treatment of pulmonary hypertension of the European Society of Cardiology (ESC) and the European Respiratory Society (ERS), endorsed by the International Society of Heart and Lung Transplantation (ISHLT). European heart journal. 2009;30(20):2493-2537.
3. Yang X, Mardekian J, Sanders KN, Mychaskiw MA, Thomas J. Prevalence of pulmonary arterial hypertension in patients with connective tissue diseases: a systematic review of the literature. Clinical rheumatology. 2013;32(10):1519-1531.
4. Ruiz-Irastorza G, Garmendia M, Villar I, Egurbide M-V, Aguirre C. Pulmonary hypertension in systemic lupus erythematosus: prevalence, predictors and diagnostic strategy. Autoimmunity reviews. 2013;12(3):410-415.
5. Ngian G-S, Stevens W, Prior D, et al. Predictors of mortality in connective tissue disease-associated pulmonary arterial hypertension: a cohort study. Arthritis research & therapy. 2012;14(5):1-9.
6. Batyraliev T, Ekinsi E, Pataraia S, Pershukov I, Sidorenko B, Preobrazhenskiĭ D. Pulmonary hypertension and right ventricular failure. Part XIV. Differentiated therapy of primary (idiopathic) and associated forms of pulmonary arterial hypertension. Kardiologiia. 2008;48(3):78-84.
7. Bleeker G, Steendijk P, Holman E, et al. Assessing right ventricular function: the role of echocardiography and complementary technologies. Heart. 2006;92(suppl 1):i19-i26.
8. Kalogeropoulos AP, Georgiopoulou VV, Howell S, et al. Evaluation of right intraventricular dyssynchrony by two-dimensional strain echocardiography in patients with pulmonary arterial hypertension. Journal of the American Society of Echocardiography. 2008;21(9):1028-1034.
9. Pirat B, McCulloch ML, Zoghbi WA. Evaluation of global and regional right ventricular systolic function in patients with pulmonary hypertension using a novel speckle tracking method. The American journal of cardiology. 2006;98(5):699-704.
10. Chung L, Liu J, Parsons L, et al. Characterization of connective tissue disease-associated pulmonary arterial hypertension from REVEAL: identifying systemic sclerosis as a unique phenotype. Chest. 2010;138(6):1383-1394.
11. Tuder RM, Abman SH, Braun T, et al. Development and pathology of pulmonary hypertension. Journal of the American College of Cardiology. 2009;54(1_Supplement_S):S3-S9.
12. Luo R, Cui H, Huang D, et al. Early assessment of right ventricular function in systemic lupus erythematosus patients using strain and strain rate imaging. Arquivos brasileiros de cardiologia. 2018;111:75-81.
13. Venkatachalam S, Wu G, Ahmad M. Echocardiographic assessment of the right ventricle in the current era: Application in clinical practice. Echocardiography. 2017;34(12):1930-1947.
14. Schattke S, Knebel F, Grohmann A, et al. Early right ventricular systolic dysfunction in patients with systemic sclerosis without pulmonary hypertension: a Doppler Tissue and Speckle Tracking echocardiography study. Cardiovascular Ultrasound. 2010;8(1):1-9.
15. Matias C, de Isla LP, Vasconcelos M, et al. Speckle-tracking-derived strain and strain-rate analysis: a technique for the evaluation of early alterations in right ventricle systolic function in patients with systemic sclerosis and normal pulmonary artery pressure. Journal of Cardiovascular Medicine. 2009;10(2):129-134.
16. Durmus E, Sunbul M, Tigen K, et al. Right ventricular and atrial functions in systemic sclerosis patients without pulmonary hypertension. Herz. 2015;40(4):709-715.
17. Giunta A, Tirri E, Maione S, et al. Right ventricular diastolic abnormalities in systemic sclerosis. Relation to left ventricular involvement and pulmonary hypertension. Annals of the rheumatic diseases. 2000;59(2):94-98.
18. Ciurzyński M, Bienias P, Irzyk K, et al. Heart diastolic dysfunction in patients with systemic sclerosis. Archives of medical science: AMS. 2014;10(3):445.
19. Lindqvist P, Caidahl K, Neuman-Andersen G, et al. Disturbed right ventricular diastolic function in patients with systemic sclerosis: a Doppler tissue imaging study. Chest. 2005;128(2):755-763.