23. Kiệt sức nghề nghiệp ở điều dưỡng Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh và yếu tố liên quan

Lê Thị Thanh Nguyện, Trần Ngọc Đăng, Nguyễn Trường Viên, Bùi Thị Thu Hà

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Kiệt sức nghề nghiệp chiếm tỉ lệ cao ở điều dưỡng và dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới bệnh nhân và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu này xác định tỷ lệ kiệt sức nghề nghiệp ở điều dưỡng tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan. Nghiên cứu cắt ngang thực hiện từ tháng 10/2021 đến tháng 11/2021 trên 283 điều dưỡng sử dụng thang đo MBI-HSS để đánh giá kiệt sức nghề nghiệp. Kết quả không ghi nhận kiệt sức nặng ở điều dưỡng, 41% kiệt sức phân độ trung bình, 59% không biểu hiện kiệt sức. Mô hình đa biến cho thấy gia tăng khối lượng công việc có thể làm gia tăng kiệt sức (OR = 3,03; KTC 95% từ 2,07 đến 4,44). Cải thiện tính cộng đồng và giá trị có thể cải thiện kiệt sức (OR = 0,55; KTC 95% từ 0,33 đến 0,90) và (OR = 0,43; KTC 95% từ 0,26 đến 0,72). Kiệt sức nghề nghiệp phổ biến ở điều dưỡng bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh và cần được can thiệp. Các can thiệp vào khối lượng công việc, sự ghi nhận, giá trị và tính cộng đồng trong công việc có tiềm năng đem lại hiệu quả cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Maslach C. Burnout: The cost of caring. Ishk; 2003.
2. Lương Ngọc Khuê. Kết quả công tác điều dưỡng năm 2015 và nhiệm vụ trọng tâm 2016 - 2017. Bộ Y tế - Cục quản lý khám, chữa bệnh; 2015.
3. Azam K, Khan A, Alam MT. Causes and adverse impact of physician burnout: A systematic review. Journal of the College of Physicians and Surgeons--Pakistan: JCPSP. Aug 2017;27(8):495-501.
4. Võ Hồng Đăng. Áp lực công việc và các yếu tố liên quan trên nữ hộ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương TPHCM năm 2017. Đại học Y Dược TPHCM. 2017:20-28.
5. Hồ Thị Kim Duy. Áp lực công việc và các yếu tố liên quan trên điều dưỡng tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2017. Đại học Y Dược TPHCM. 2017:24-46.
6. Nguyễn Tiến Hoàng, Biện Huỳnh San Đan, Phạm Văn An, Bùi Nguyễn Thành Long, Nguyễn Thành Luân. Tình trạng kiệt sức của nhân viên y tế và các yếu tố liên quan đến an toàn người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi năm 2019. Tạp chí Y học TPHCM. 2020;24:115-120.
7. P. LM, Christina M. Areas of worklife: A structured approach to organizational predictors of job burnout. Emotional and physiological processes and positive intervention strategies. Elsevier Science/JAI Press. 2004;91-134. Research in occupational stress and well-being.
8. Nguyen HTT, Kitaoka K, Sukigara M, Thai AL. Burnout study of clinical nurses in Vietnam: Development of job burnout model based on Leiter and Maslach’s Theory. Asian Nurs Res (Korean Soc Nurs Sci). Mar 2018;12(1):42-49. doi: 10.1016/j.anr.2018.01.003.
9. Nguyễn Thị Thanh, Bùi Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Thành Luân. Tình trạng kiệt sức trong công việc của điều dưỡng khối Hồi sức cấp cứu tại một số bệnh viện tuyến quận huyện trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh năm 2019. Tạp chí Y học TPHCM. 2020;24(1):22-26.
10. Erdur B, Ergin A, Yüksel A, Türkçüer İ, Ayrık C, Boz B. Assessment of the relation of violence and burnout among physicians working in the emergency departments in Turkey. 2015.