10. Tác dụng chống viêm của TD0015 trên động vật thực nghiệm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TD0015 là chế phẩm gồm nhiều dược liệu, theo kinh nghiệm dân gian có tác dụng chống viêm và giảm đau, hướng đến mục đích điều trị giảm triệu chứng trong các bệnh lý về xương khớp. Nghiên cứu được thực hiện trên động vật thực nghiệm nhằm đánh giá tác dụng chống viêm cấp và chống viêm mạn của TD0015. Các thuốc nghiên cứu gồm có: aspirin đường uống liều 200 mg/kg và TD0015 đường uống liều 1,2 g/kg và 3,6 g/kg trong thử nghiệm chống viêm cấp với mô hình gây viêm màng bụng và mô hình gây phù chân chuột trên chuột cống trắng chủng Wistar. Trong thử nghiệm chống viêm mạn, methylprednisolon đường uống liều 10 mg/kg, TD0015 đường uống liều 2,4 g/kg và 7,2 g/kg được dùng trên chuột nhắt trắng chủng Swiss với mô hình gây viêm mạn bằng u hạt amiant. Kết thúc nghiên cứu, TD0015 liều 1,2 g/kg và 3,6 g/kg có tác dụng chống viêm cấp trên cả hai mô hình thông qua làm giảm phù chân chuột, làm giảm thể tích dịch rỉ viêm, số lượng bạch cầu và protein. TD0015 liều 2,4 g/kg và 7,2 g/kg có tác dụng chống viêm mạn thông qua giảm trọng lượng u hạt, giảm xơ hóa và giảm số lượng tế bào viêm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chống viêm cấp, chống viêm mạn, TD0015, động vật thực nghiệm
Tài liệu tham khảo
2. Dai X, Ding M, Zhang W, et al. Anti-inflammatory effects of different elution fractions of Er-Miao-San on acute inflammation induced by Carrageenan in rat paw tissue. Med Sci Monit. 2019;25:7958-7965.
3. Li X, Wang J, Gao L. Anti-inflammatory and analgesic activity of R.A.P. (Radix Angelicae Pubescentis) ethanol extracts. African journal of traditional, complementary, and alternative medicines. 2013;10(3):422-426.
4. Wang QS, Gao T, Cui YL, et al. Comparative studies of paeoniflorin and albiflorin from Paeonia lactiflora on anti-inflammatory activities. Pharmaceutical Biology. 2014;52(9):1189-1195.
5. Jia, Na, Li, Yuwen et al. Comparison of the anti-inflammatory and analgesic effects of Gentiana macrophylla Pall and Gentiana straminea Maxim. And identification of their active constituents. Journal of ethnopharmacology. 2012. doi: 144.10.1016/j.jep.2012.10.004.
6. Đỗ Trung Đàm. Thuốc giảm đau chống viêm và các phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý. Nhà xuất bản Y học; 2017.335-526.
7. Franz Jakob Hock. Chapter H: Analgesic, anti-inflammatory, and anti-pyretic activity. Drug discovery and evaluation: Pharmacological assays. 4th edition. Springer. 2016;983-1116.
8. Sun, Yue, Lenon, et al. Phellodendri Cortex A phytochemical, pharmacological, and pharmacokinetic review. Evidence-based Complementary and Alternative Medicine. 2019;45. doi: 10.1155/2019/7621929.
9. He DY, Dai SM. Anti-inflammatory and immunomodulatory effects of Paeonia Lactiflora Pall, a Traditional Chinese Herbal Medicine. Frontiers in pharmacology. 2011;2(10). doi: 10.3389/fphar.2011.00010.
10. Shikha P, Latha P, Suja SR, et al. Anti-inflammatory and antinociceptive activity of Justicia gendarussa Burm. f. leaves. Indian Journal of Natural Products and Resources. 2010;1(4):456-461.
11. Jian Li, Yongli Hua, Peng Ji, et al. Effects of volatile oils of Angelica sinensis on an acute inflammation rat model. Pharmaceutical Biology. 2016;54(9):1881-1890.
12. M Jegadeesan, T Vetrichelvan. Effect of alcoholic extract of achyranthes bidentata blume on acute and sub acute inflammation. Indian Journal of Pharmacology. 2012;34:115-118.