27. Thực trạng phản ứng sau tiêm tại phòng tiêm chủng Trường Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020

Nguyễn Văn Thành, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thuý Nam, Hoàng Diệu Linh, Lê Thị Thanh Hà

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả loạt trường hợp phản ứng sau tiêm của khách hàng tại phòng tiêm chủng dịch vụ trường Đại học Y Hà Nội từ 2015 đến 2020. Phần lớn là các phản ứng thông thường sau tiêm, có 4 trường hợp là tai biến nặng sau tiêm. Tỷ lệ có tai biến nặng sau tiêm các vắc xin là 3,7/100.000 liều vắc xin. Tỷ lệ có tai biến nặng sau tiêm vắc xin cao nhất là ở vắc xin phế cầu với tỉ lệ 25 trường hợp/100.000 liều vắc xin. Thời gian xảy ra tai biến nặng rất nhanh (dưới 10 phút). Triệu chứng đầu tiên thường là tím tái, khó thở. Phản ứng thông thường gặp chủ yếu ở những đối tượng sử dụng vắc xin não mô cầu, viêm gan B, vắc xin 6 trong 1, phế cầu và uốn ván. Thời gian xảy ra chủ yếu xuất hiện từ 1 ngày đến 2 ngày sau tiêm với các triệu chứng sốt, choáng váng, ban đỏ, ngứa. Các nguyên nhân chủ yếu là do phản ứng quá mẫn với vắc xin và do trùng hợp ngẫu nhiên với nguyên nhân khác. Tất cả các đối tượng có phản ứng sau tiêm đều khỏi và ổn định.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Báo cáo kết quả tiêm chủng mở rộng năm 2016. 2016.
2. Committee to Review Adverse Effects of Vaccines Institute of Medicine. Adverse Effects of Vaccines: Evidence and Causality. National Academy of Sciences,Washington (DC). 2011.
3. Singh A.K., Wagner A.L., Joshi J. Application of the revised WHO causality assessment protocol for adverse events following immunization in India. Vaccine. 2017; 35(33): 4197-4202.
4. WHO. Safety of Quinvaxem (DTwP-HepB-Hib) pentavalent vaccine. 2013; http://www.who.int/immunization_standards/vaccine_quality/quinvaxem_pq. Accessed 04/10, 2020.
5. Châu Văn Lượng, Nguyễn Diệu Thúy, Hồ Vĩnh Thắng, et al. Nghiên cứu mô tả về đặc điểm các trường hợp sự cố bất lợi nghiêm trọng sau tiêm chủng tại khu vực phía Nam Việt Nam, 2010-2016. Tạp chí Y học dự phòng. 2017; 11.
6. UNICEF. Building trust and responding to Adverse events following immunization in South Asia: Using strategic communication. 2005.
7. Michael M., McNeil, Eric S., Weintraub, Jonathan Duffy. Risk of anaphylaxis after vaccination in children and adults. Journal of allergy and clinical immunology. 2016; 137(3): 868-878.
8. Bộ Y tế. Quyết định 1830/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn giám sát, điều tra, phân tích, đánh giá nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng”. 2014.
9. Pham Quang Thai, Duong Thi Hong, Duong Huy Luong, Nguyen Thi Thuy Dung, Nguyen Khac Tu, Tran Nhu Duong. Adverse events after Quinvaxem vaccination among children and their mother’ practices on postimmunization monitoring in Bac Ninh province, 2014. Vietnam Journal of Preventive Medicine. 2015; XXV(7): 167.
10. Cho H.Y., Kim J.H., Hennessey K.A., Lee H.J., Bae G.R., Kim H.C. Adverse events following immunization (AEFI) with the novel influenza a (H1N1) 2009 vaccine: findings from the national registry of all vaccine recipients and AEFI and the passive surveillance system in South Korea. Jpn J Infect Dis. 2012; 65(2): 99-104.
11.Nguyễn Gia Bình, Đào Xuân Cơ, Đặng Quốc Tuấn, Nguyễn Đăng Tuân, Phạm Thế Thạch. Đánh giá hiệu quả của phác đồ cấp cứu phản vệ do khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai xây dựng áp dụng qua 161 ca lâm sàng. Tạp chí Y học Việt Nam. 2016; 4(441): 3-8.
12. Phạm Ngọc Hùng, Hà Thế Tấn, Phan Tân Dân. Tính an toàn của vắc xin phòng bệnh do não mô cầu Tip B, C (VA-Mengoc-BC) trên đối tượng tình nguyện từ 10-45 tuổi tại tỉnh Hà Nam. Tạp chí Y học dự phòng. 2016; XXVI(7): 180.
13. Chung Nguyen. Assessment of adverse events following immunization of Quinvaxem vaccine for infants under one year of age in Hanoi. Vietnam Journal of Preventive Medicine. 2017; 27(1): 42-49.
14. Singh A.K., Wagner A.L. Causality assessment of serious and severe adverse events following immunization in India: a 4-year practical experience. Expert Rev Vaccines. 2018; 17(6): 555-562.