7. Vai trò tiên lượng của điểm Child-Pugh trên bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan điều trị bằng Sorafenib
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Sorafenib được chấp thuận trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn bệnh tiến triển từ năm 2009, tuy nhiên không nhiều các nghiên cứu đánh giá chi tiết vai trò tiên lượng của các yếu tố tới kết quả điều trị, trong đó có tình trạng xơ gan dựa trên điểm Child-Pugh. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả trên 110 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan điều trị tại Bệnh viện K và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 1/2010 đến 12/2018 nhằm đánh giá vai trò tiên lượng của điểm Child-Pugh đến kết quả điều trị của thuốc Sorafenib. Kết quả cho thấy Child-Pugh A (90,1%), Child-Pugh B (9,9%). Kết quả điều trị giữa 2 nhóm CP A so với CP B tương ứng: tỷ lệ kiểm soát bệnh 60,6% vs 45,5% (p = 0,352); PFS trung vị 4,7 tháng vs 2,9 tháng (p = 0,097); OS trung vị 8,7 tháng vs 2,7 tháng (p < 0,001). Kết quả OS trung vị ở CP 5 điểm, 6 điểm, 7 điểm, ≥ 8 điểm tương ứng là 10,6 tháng, 3,4 tháng, 5,9 tháng, 1,8 tháng (p < 0,001). Phân tích đa biến thấy bệnh nhân CP A có thời gian sống toàn bộ gấp 2,805 lần so với CP B (HR = 2,805, 95%CI: 1,250 - 6,290, p = 0,012). Điểm Child-Pugh là yếu tố tiên lượng độc lập tới kết quả thời gian sống toàn bộ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư biểu mô tế bào gan, Sorafenib, điểm Child-Pugh
Tài liệu tham khảo
2. Llovet JM, Ricci S, Mazzaferro V, et al. Sorafenib in advanced hepatocellular carcinoma. New England Journal of Medicine. 2008;359(4):378-390.
3. Jorge A Marrero, Masatoshi Kudo, Alan P Venook. Observational registry of Sorafenib use in clinical practice across Child-Pugh subgroups: The GIDEON study. Journal of hepatology. 2016;Vol.65:p1140-1147.
4. Nguyễn Tuyết Mai. Bước đầu đánh giá hiệu quả Sorafenib (Nexavar) trong điều trị ung thư gan nguyên phát giai đoạn muộn. Tạp chí Y học Việt Nam. 2012;1:34-37.
5. Vũ Thanh Tú. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư gan giai đoạn muộn bằng Sorafenib. Luận văn thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2013.
6. Võ Văn Kha. Đánh giá kết quả điều trị ung thư tế bào gan nguyên phát giai đoạn tiến xa bằng Sorafenib. Tạp chí Y dược lâm sàng. 2016;108(11):133-142.
7. Bộ Y tế Việt Nam. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tế bào gan nguyên phát. Quyết định số 5250/QĐ-BYT. 2012.
8. National Cancer Institute. Common terminology criteria for adverse events (CTCAE). CTEP. Updated April 19, 2021. 196. https://ctep.cancer.gov/protocoldevelopment/electronic_applications/ctc.htm.
9. Hiraoka A, Kumada T, Kudo M et al. Albumin-Bilirubin (ALBI) grade as part of the evidence-based clinical practice guideline for HCC of the Japan Society of Hepatology: A comparison with the liver damage and Child-Pugh classifications. Liver Cancer. 2017;6(3):204-215.
10. Oikawa T, Sawara K, Kuroda H, et al. Sorafenib treatment for advanced hepatocellular carcinoma: Effectiveness, safety, and controversial points. JCO. 2017;35(4):496-496.
11. Leonardo GF, Romualdo BS, Afonso SA. Safety and efficacy of Sorafenib in patients with advanced hepatocellular carcinoma and Child-Pugh A or B cirrhosis. Molecular and Clinical Oncology. 2015;3(4):793-796.