38. Vận động thể lực và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022

Lê Hồng Hoài Linh, Nguyễn Ngọc Minh, Tăng Kim Hồng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Vận động thể lực đang dần trở thành vấn đề y tế công cộng cần được quan tâm khi tỷ lệ người có thời gian vận động thể lực theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày càng ít. Nghiên cứu cắt ngang được sử dụng nhằm mục tiêu ước lượng tỷ lệ vận động thể lực của học sinh trung học cơ sở và các yếu tố liên quan, với sự tham gia của 318 học sinh ở 2 trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 67,6% học sinh vận động thể lực đầy đủ theo khuyến nghị của WHO, các yếu tố liên quan bao gồm: giới tính nam (PR = 1,22; 95%KTC: 1,04 - 1,43); thời gian ngồi tự học < 2 giờ/ngày (PR = 1,49; 95%KTC: 1,20 - 1,86; PR = 1,25; 95%KTC: 1,06 - 1,47); không tham gia đội tuyển/chơi môn thể thao (PR = 0,55; 95%KTC: 0,48 - 0,64); không có sự động viên, tham gia, giám sát/theo dõi của ba mẹ (PR = 0,53; 95%KTC: 0,42 - 0,66; PR = 0,63; 95%KTC: 0,55 - 0,73 và PR = 0,62; 95%KTC: 0,55 - 0,71); không tham gia với anh/chị/em trong gia đình (PR = 0,75; 95%KTC: 0,62 - 0,90); không tham gia với bạn bè (PR = 0,65; 95%KTC: 0,51 - 0,82).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. WHO guidelines on physical activity and sedentary behaviour. World Health Organization: Geneva, Switzerland2020.
2. Granger E, Di Nardo F, Harrison A, Patterson L, Holmes R, Verma A. A systematic review of the relationship of physical activity and health status in adolescents. Eur J Public Health. 2017 May 1;27(suppl_2):100-106.
3. World Health Organization. Physical activity. 2020; https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/physical-activity. Accessed Accessed on 15 June 2021.
4. World Health Organization. Global School-based Student Health Survey VietNam 2013 Fact Sheet. World Health Organization: Geneva, Switzerland2013.
5. Marques A, Henriques-Neto D, Peralta M, et al. Prevalence of Physical Activity among Adolescents from 105 Low, Middle, and High-income Countries. Int J Environ Res Public Health. 2020 Apr 30;17(9):3145. doi: 10.3390/ijerph17093145.
6. Trang NH, Hong Tk Fau - Dibley MJ, Dibley Mj Fau - Sibbritt DW, Sibbritt DW. Factors associated with physical inactivity in adolescents in Ho Chi Minh City, Vietnam. Med Sci Sports Exerc. 2009 Jul;41(7):1374-83. doi: 10.1249/MSS.0b013e31819c0dd3.
7. Hong TK, Trang NH, van der Ploeg HP, Hardy LL, Dibley MJ. Validity and reliability of a physical activity questionnaire for Vietnamese adolescents. The international journal of behavioral nutrition and physical activity. 2012;9:93-93.
8. Ainsworth BE, Haskell Wl Fau - Herrmann SD, Herrmann Sd Fau - Meckes N, et al. 2011 Compendium of Physical Activities: a second update of codes and MET values. Med Sci Sports Exerc. 2011 Aug;43(8):1575-81. doi: 10.1249/MSS.0b013e31821ece12.
9. Ainsworth BE, Haskell Wl Fau - Leon AS, Leon As Fau - Jacobs DR, Jr, et al. Compendium of physical activities: classification of energy costs of human physical activities. Med Sci Sports Exerc. 1993 Jan;25(1):71-80. doi: 10.1249/00005768-199301000-00011.
10. Ainsworth BE, Haskell Wl Fau - Whitt MC, Whitt Mc Fau - Irwin ML, et al. Compendium of physical activities: an update of activity codes and MET intensities. Med Sci Sports Exerc. 2000 Sep;32(9 Suppl):S498-504. doi: 10.1097/00005768-200009001-00009.
11. Farias EA-O, Carvalho WA-OX, Moraes AA-O, Santos JA-OX, Gemelli IA-O, Souza OA-O. Inactive behavior in adolescent students of the Brazilian Western Amazon. Rev Paul Pediatr. 2019 Jul-Sep;37(3):345-350.
12. Sharma B, Chavez RC, Nam EW. Prevalence and correlates of insufficient physical activity in school adolescents in Peru. Rev Saude Publica. 2018;52:51. doi: 10.11606/s1518-8787.2018052000202.
13. Xu G, Sun N, Li L, et al. Physical behaviors of 12-15 year-old adolescents in 54 low- and middle-income countries: Results from the Global School-based Student Health Survey. J Glob Health. 2020;10(1):010423-010423.
14. Rosselli M, Ermini E, Tosi B, et al. Gender Differences In Barriers To Physical Activity Among Adolescents. Nutrition, Metabolism and Cardiovascular Diseases. 2020;30.
15. Ramos CGC, Andrade RG, Andrade ACS, et al. Family context and the physical activity of adolescents: comparing differences. Rev Bras Epidemiol. 2017 Jul-Sep;20(3):537-548. doi: 10.1590/1980-5497201700030015.
16. Peltzer K, Pengpid S. Leisure time physical inactivity and sedentary behaviour and lifestyle correlates among students aged 13 - 15 in the association of Southeast Asian Nations (ASEAN) Member States, 2007 - 2013. Int J Environ Res Public Health. 2016 Feb 15;13(2):217. doi: 10.3390/ijerph13020217.
17. Vancampfort D, Van Damme T, Firth J, et al. Correlates of physical activity among 142,118 adolescents aged 12 - 15 years from 48 low- and middle-income countries. Prev Med. 2019 Oct;127:105819. doi: 10.1016/j.ypmed.2019.105819.