Tác nhân ngộ độc và các mối liên quan ở bệnh nhân ngộ độc cấp có tổn thương thận
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu các tác nhân gây ngộ độc và mối liên quan với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đặc điểm tổn thương thận cấp ở bệnh nhân ngộ độc có tổn thương thận cấp. Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 73 bệnh nhân ngộ độc cấp có tổn thương thận cấp điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7/2019 đến 7/2020. Các biến số nghiên cứu được thu thập theo mẫu bệnh án thống nhất. Kết quả cho thấy tác nhân gây ngộ độc chiếm tỉ lệ cao nhất là hóa chất bảo vệ thực vật (28,8%), tiếp đến ngộ độc ma túy tổng hợp (24,7%), thuốc (17,8%), rượu (15,1%), tác nhân khác (13,6%). Tỉ lệ các dấu hiệu nặng gặp nhiều nhất trong ngộ độc ma túy: tụt huyết áp (61,1%), suy hô hấp (83,3%), rối loạn ý thức (83,3%), suy đa tạng (88,9%), tăng kali máu (77,8%), tiêu cơ vân (66,7%), tăng lactat (83,3%) cao hơn so với các tác nhân gây ngộ độc khác. Các hóa chất bảo vệ thực vật có tỉ lệ tổn thương thận tăng lên sau vào viện cao nhất (81%). Tỉ lệ tử vong cao nhất là nhóm ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật (57,1%), rượu (45,5%), tác nhân khác (20%), thuốc (15,4%), ma túy (5,6%). Kết luận: nghiên cứu chỉ ra các tác nhân gây ngộ độc cấp có tổn thương thận cấp thường gặp và mối liên quan với các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và đặc điểm tổn thương thận giúp hỗ trợ điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tác nhân gây ngộ độc, ngộ độc cấp, tổn thương thận cấp
Tài liệu tham khảo
2. De Mendonça A, Vincent J-L, Suter P. Acute renal failure in the ICU: risk factors and outcome evaluated by the SOFA score. Intensive Care Medicine. 2000;26(7):915-921.
3. Naqvi R. Acute kidney injury from different poisonous substances. World J Nephrol. 2017;6(3):162-167.
4. Nguyễn Thị Dụ. Định hướng chung chẩn đoán và xử trí ngộ độc cấp. Tư vấn chẩn đoán và xử trí nhanh ngộ độc câp. Nhà xuất bản Y học; 2004.
5. Thadhani R, Pascual M, Bonventre JV. Acute renal failure. The New England journal of medicine. 1996;334(22):1448-1460.
6. Kellum JA, Lamerie N, Aspelin P. KDIGO Clinical practice guidline for acute kidney injury. Kidney internatinal supplement. 2012:1-138.
7. Dellinger RP LM, Rhodes A. Surviving Sepsis Campaign: international guidelines for management of severe sepsis and septic shock, 2012. Intensive Care Medicine. 2013.
8. Vũ Văn Đính. Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển. Hồi sức cấp cứu toàn tập. Nhà xuất bản Y học; 2015.
9. Friedl HP, Trentz O. Multiple trauma: definition, shock, multiple organ failure. Unfallchirurgie. 1992;18(2):64-68.
10. Isoardi KZ, Mudge DW, Harris K, Dimeski G, Buckley NA. Methamphetamine intoxication and acute kidney injury: A prospective observational case series. Nephrology (Carlton). 2020;25(10):758-764.
11. Chang ST, Wang YT, Hou YC. Acute kidney injury and the risk of mortality in patients with methanol intoxication. BMC nephrology. 2019;20(1):205.
12. Arroyo D, Melero R, Panizo N. Metformin-associated acute kidney injury and lactic acidosis. International journal of nephrology. 2011:2011:749653.
13. Schindler CW, Thorndike EB, Blough BE, Tella SR, Goldberg SR, Baumann MH. Effects of 3,4-methylenedioxymethamphetamine (MDMA) and its main metabolites on cardiovascular function in conscious rats. British journal of pharmacology. 2014;171(1):83-91.
14. Meyer RJ. Methanol poisoning. N Z Med J. 2000;113(1102):11-13.
15. Alvarez Y, Cabrero A, Abanades S, Farre M. Metamphetamine. Atencion primaria. 2005;35(9):495-496.