15. Tình hình kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện E năm 2023

Phan Văn Hậu, Lê Văn Hưng, Vũ Huy Lượng, Nguyễn Thị Hà Vinh, Phạm Quỳnh Hoa, Lê Huyền My, Nguyễn Văn An, Lê Huy Hoàng, Nguyễn Hoàng Việt, Phạm Thị Vân, Trương Thị Thu Hiền, Nguyễn Thanh Bình, Lê Hạ Long Hải

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhiễm khuẩn huyết là một nhiễm trùng nặng, mỗi năm gây tử vong cho hàng triệu người trên thế giới. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích đánh giá tỷ lệ nhiễm và tính kháng kháng sinh của một số chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện E năm 2023. Trong 2094 mẫu cấy máu, nghiên cứu đã phân lập được 275 chủng vi khuẩn, chiếm tỷ lệ 13,1%. Tác nhân gây bệnh hay gặp nhất là E. coli (29,1%), K. pneumoniae (18,5%) và S. aureus (13,5%). Tỷ lệ E. coli và K. pneumoniae sinh men beta-lactamase phổ rộng là 58,1% và 2,4%. E. coli nhạy cảm nhất với imipenem (100%), meropenem (100%) và ertapenem (96.8%). Trong khi đó, K. pneumoniae nhạy cảm cao nhất với amikacin (70,7%) và gentamycin (65,9%). Tỷ lệ S. aureus kháng methicillin là 61,8%, đề kháng cao nhất với benzylpenicillin (94,1%) và chưa phát hiện chủng đề kháng vancomycin. Nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của việc kiểm soát nhiễm khuẩn và sử dụng kháng sinh hợp lý để giảm thiểu sự lây lan của các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm, 79-85.
2. Rudd KE, Johnson SC, Agesa KM, et al. Global, regional, and national sepsis incidence and mortality, 1990-2017: analysis for the Global Burden of Disease Study. Lancet. 2020;395(10219):200-211. doi:10.1016/S0140-6736(19)32989-7
3. Van An N, Hoang LH, Le HHL, et al. Distribution and Antibiotic Resistance Characteristics of Bacteria Isolated from Blood Culture in a Teaching Hospital in Vietnam During 2014-2021. Infect Drug Resist. 2023; 16: 1677-1692. doi:10.2147/IDR.S402278.
4. Kim D, Yoon EJ, Hong JS, et al. Major Bloodstream Infection-Causing Bacterial Pathogens and Their Antimicrobial Resistance in South Korea, 2017–2019: Phase I Report From Kor-GLASS. Front Microbiol. 2022; 12: 799084. doi:10.3389/fmicb.2021.799084.
5. Diekema DJ, Hsueh PR, Mendes RE, et al. The Microbiology of Bloodstream Infection: 20-Year Trends from the SENTRY Antimicrobial Surveillance Program. Antimicrob Agents Chemother. 2019; 63(7): e00355-19. doi:10.1128/AAC.00355-19.
6. Licata F, Quirino A, Pepe D, Matera G, Bianco A. Antimicrobial Resistance in Pathogens Isolated from Blood Cultures: A Two-Year Multicenter Hospital Surveillance Study in Italy. Antibiotics (Basel). 2020; 10(1): 10. doi:10.3390/antibiotics10010010.
7. Liu VX, Fielding-Singh V, Greene JD, et al. The Timing of Early Antibiotics and Hospital Mortality in Sepsis. Am J Respir Crit Care Med. 2017; 196(7): 856-863. doi:10.1164/rccm.201609-1848OC.
8. Bộ y tế (2017). Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng, Nhà xuất bản y học, 93-100.
9. Lin PC, Chang CL, Chung YH, Chang CC, Chu FY. Revisiting factors associated with blood culture positivity: Critical factors after the introduction of automated continuous monitoring blood culture systems. Medicine (Baltimore). 2022; 101(30): e29693. doi:10.1097/MD.0000000000029693.
10. Li K, Li L, Wang J. Distribution and Antibiotic Resistance Analysis of Blood Culture Pathogens in a Tertiary Care Hospital in China in the Past Four Years. IDR. 2023;16:5463-5471. doi:10.2147/IDR.S423660.
11. vom Steeg LG, Klein SL. SeXX Matters in Infectious Disease Pathogenesis. PLoS Pathog. 2016; 12(2): e1005374. doi:10.1371/journal.ppat.1005374.
12. Hu F, Zhu D, Wang F, Wang M. Current Status and Trends of Antibacterial Resistance in China. Clinical Infectious Diseases. 2018; 67(suppl_2): S128-S134. doi:10.1093/cid/ciy657.
13. Quế Trâm Anh. Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết được phân lập tại trung tâm bệnh nhiệt đới, bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an. Published online September 2, 2021.