Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người ăn chay tại Hà Nội năm 2020 - 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người ăn chay tại Hà Nội. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 64 đối tượng đã thực hiện chế độ ăn chay tối thiểu một tháng, độ tuổi từ 20 đến 69, trong thời gian từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. Kết quả cho thấy có 7,8% đối tượng có tình trạng thiếu năng lượng trường diễn (BMI - chỉ số khối cơ thể < 18,5), 20,3% có tình trạng thừa cân/béo phì (BMI ≥ 23). Tỉ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở nữ cao hơn ở nam (8,9% so với 5,3%), tỉ lệ thừa cân/béo phì ở nam cao hơn ở nữ (47,4% so với 8,9%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới có nguy cơ thừa cân/béo phì cao hơn so với nữ giới (OR=9,2, p < 0,05) và có mối tương quan thuận giữa thời gian hoạt động thể lực trong tuần và khối lượng cơ của đối tượng nghiên cứu (r = 0,4, p < 0,05). Bên cạnh đó, kết quả phân tích khẩu phần 24 giờ cho thấy đa phần các đối tượng không đạt nhu cầu khuyến nghị về năng lượng, các chất sinh năng lượng, vitamin và chất khoáng, chất xơ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ăn chay, tình trạng dinh dưỡng, Hà Nội, Việt Nam
Tài liệu tham khảo
2. Statista Research Department (2016). Vegetarian diet followers worldwide by region. Available at: https://www.statista.com/statistics/597408/vegetarian-diet-followers-worldwide-by-region/ [Accessed 21 November 2020].
3. IBOPE Inteligência (2018). Pesquisa de opinião pública sobre vegetarianismo, Sociedade Vegetariana Brasileira.
4. Vinaresearch (2012). Xu hướng ăn chay của người Việt Nam, https://vinaresearch.net/public/news/563Xu_huong_an_chay_cua_nguoi_Viet_Nam.vnrs, truy cập 21/11/2020.
5. Vũ Thị Minh Hằng, Từ Việt Phú, Trần Thị Hạnh (2013). Góp phần nghiên cứu quan niệm và thói quen tiêu dung thực phẩm chay tại Việt Nam. Tạp chí DD&TP/Journal of Food and Nutrition Sciences, 9(1).
6. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng (2001). Dự án Việt Nam - Hà Lan, Cải thiện tình trạng dinh dưỡng người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, tr75, V276.
7. Akther F (2016). Assessment of Nutritional status and Health condition among vegetarian and non-vegetarian adult at Tangail Sadar upazila in tangail District. International Journal of Nutrition and Food Sciences, 5(4), 241-245.
8. Wirnitzer K, Boldt P, Lechleitner C, et al (2018). Health Status of Female and Male Vegetarian and Vegan Endurance Runners Compared to Omnivores - Results from the NURMI Study (Step 2). Nutrients, 11(1).
9. Chai ZF, Gan WY, Chin YS, Ching YK, Appukutty M (2019). Factors associated with anemia among female adult vegetarians in Malaysia. Nutr Res Pract, 13(1), 23-31.
10. Nguyễn Thị Phương Anh (2017). Vietnamese vegetarian diet: does it affect the prevalence of metabolic syndrome?, Luận án tiến sĩ y học, Ludwig-Maximilians - Universität Munich.
11. Kristensen NB, Madsen ML, Hansen TH, et al (2015). Intake of macro- and micronutrients in Danish vegans. Nutrition Journal, 14(1), 115.
12. Huang C-J, Fan Y-C, Liu J-F, Tsai P-S (2011). Characteristics and nutrient intake of Taiwanese elderly vegetarians: evidence from a national survey. British Journal of Nutrition, 106(3), 451-460.
13. IPAQ scoring protocol - International Physical Activity Questionnaire. Available at: https://sites.google.com/site/theipaq/scoring-protocol?fbclid=IwAR3XrvwWRPN2NDXN-59CbV7wnfSOVt-_WdfbNBAt3q7-XCpbeqqvX7cUg4M [Accessed 14 April 2021]
14. Inoue S, Zimmet P, Caterson I et al (2000). The Asia Pacific perspective: Redefining obesity and its treatment, Western Pacific Region, World Health Organization.
15. Bộ y tế - Viện dinh dưỡng (2016). Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
16. Hill JO, Wyatt HR, Peters JC (2012). Energy Balance and Obesity. Circulation, 126(1), 126-132.
17. Bộ Y tế - Viện dinh dưỡng (2007). Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
18. McGlory C, van Vliet S, Stokes T, Mittendorfer B, Phillips SM (2019). The impact of exercise and nutrition on the regulation of skeletal muscle mass. JPhysiol, 597(5), 1251-1258.