Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh suy thận mạn chưa lọc máu điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2018

Nguyễn Công Thành, Nguyễn Thị Hương Lan, Nguyễn Huy Bình, Nguyễn Thu Hà, Phạm Minh Thúy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm khảo sát tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh suy thận mạn điều trị nội trú chưa lọc máu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Thiết kế mô tả cắt ngang trên 138 người bệnh và kết hợp phỏng vấn sâu có chủ đích 02 bác sỹ, 08 người bệnh. Kết quả cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn đánh giá theo phương pháp SGA ở nhóm đối tượng này là 76,1%, kết quả này là khá cao và cao hơn nhiều so với đánh giá bằng các phương pháp chỉ số khối cơ thể (tỷ lệ suy dinh dưỡng  34,0%) và theo chỉ số xét nghiệm Albumin huyết thanh (tỷ lệ suy dinh dưỡng  48,6%). Những người bệnh trên 60 tuổi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao gấp 3,29 lần những người dưới 60 tuổi. Nhóm người có thời gian mắc bệnh từ 2 năm trở lên có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao hơn gấp 3,68 lần ở nhóm có thời gian mắc bệnh dưới 2 năm (p < 0,05). Những người bệnh có thực hành dinh dưỡng không đạt có nguy cơ suy dinh dưỡng cao gấp 4,83 lần người bệnh thực hành đạt về dinh dưỡng. Tuy nhiên kiến thức và thực hành dinh dưỡng của người bệnh trong nghiên cứu được chỉ ra còn hạn chế cần được cải thiện đặc biệt truyền thông về thực hành dinh dưỡng cần đảm bảo tính trực quan. Người bệnh không được nhân viên y tế tư vấn về chế độ ăn có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn gấp 4 lần người bệnh được nhân viên y tế tư vấn về chế độ ăn. Người nhà người bệnh được chỉ ra có ảnh hưởng lớn đến thực hành dinh dưỡng của người bệnh (theo hướng động viên nhắc nhở người bệnh tuân thủ và chuẩn bị chế độ ăn đúng). Các can thiệp truyền thông về dinh dưỡng cần quan tâm đến đối tượng này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Công văn số 6383/BTC-TCT ngày 18/5/2015 của Bộ Tài chính về việc xác định cá nhân mắc bệnh hiểm nghèo được xét giảm thuế TNCN.
2. Trần Văn Vũ (2015), Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn, Luận án tiến sĩ y học Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Đỗ Huy và Nguyễn Nhật Minh (2012), “Thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2012”, Tạp chí Y học thực hành. 6(874), tr. 3-6.
4. Đào Thị Nguyên Hương (2016), Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bệnh nhân tăng huyết áp tại xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, tĩnh Vĩnh Phúc năm 2016, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Đại học Y tế Công Cộng, Hà Nội.
5. Nguyễn Đỗ Huy (2009), “Các chỉ số liên quan tới dinh dưỡng của bệnh nhân theo tình trạng dinh dưỡng tại Bệnh viện tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Y tế Công cộng. 28(28), tr. 40-45.
6. Lương Ngọc Khuê, Hoàng Văn Thành và Hà Thanh Sơn (2015), Thực trạng công tác dinh dưỡng tiết chế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, Báo cáo hội nghị dinh dưỡng lâm sàng toàn quốc.
7. Lý Hoàng Phượng và cộng sự (2011), Khảo sát sự hiểu biết của bệnh nhân, thân nhân bệnh thận mạn về chế độ ăn bệnh lý, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 15(4), tr. 233-239.
8. Nguyễn Thị Vân Anh (2010), Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn tính có lọc máu chu kỳ và các yếu tố liên quan tại khoa thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai, Khoá luận tốt nghiệp cử nhân Y Tế Công Cộng, Đại học Y Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Xang và cộng sự (2000), Suy thận mãn – chế độ dinh dưỡng để điều trị suy thận mạn, Hướng dẫn thực hành điều trị, Tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
10. Coresh, J., et al. (2007), “Prevalence of chronic kidney disease in the United States”, Jama. 298(17), pp. 2038-47.