Đặc điểm bệnh bụi phổi silic ở bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương, năm 2019 - 2020

Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thanh Thảo, Lê Thị Hương, Tạ Thị Kim Nhung, Phạm Thị Quân, Nguyễn Thị Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bụi phổi silic là bệnh tiến triển không hồi phục kể cả khi người mắc đã ra khỏi môi trường lao động có bụi silic và  hậu quả là suy giảm chức năng hô hấp. Nghiên cứu mô tả hồi cứu số liệu từ bệnh án của 86 bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi silic điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 6/2019 đến tháng 5/2020, cho thấy các bệnh nhân này có đặc điểm: 98% là nam giới; lao động khai thác vàng chiếm 33,7%, khai thác đá chiếm 25,5%). Mức độ mắc bệnh chỉ có nốt mờ nhỏ là 36,0%, tỷ lệ có đám mờ lớn loại C là 14,0%. Có 2,9% đồng nhiễm lao, 11,7% đồng nhiễm các vi khuẩn khác. Các triệu chứng cơ năng và thực thể thường gặp nhất: khó thở là 98,8%; ran nổ là 75,6%, ran ẩm là 73,3%. 60,5% rối loạn chức năng hô hấp trong đó trên 80% là rối loạn chức năng hô hấp kiểu hạn chế và hỗn hợp. Cần thực hiện giám sát phát hiện và quản lý bệnh nhân bụi phổi silic suốt đời theo hướng dẫn của ngành y tế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân, Khương Văn Duy và cs Đặc điểm các hình ảnh bất thường trên phim xquang phổi của người lao động luyện thép tiếp xúc bụi silic tại Thái Nguyên năm 2019. Tạp chí Nghiên cứu y học. 2020;129(5):139 - 145.
2. Fernández Álvarez R, Martínez González C, Quero Martínez A, et al. Guidelines for the diagnosis and monitoring of silicosis. Archivos de bronconeumologia. 2015;51(2):86-93.
3. Khương Văn Duy. Bệnh nghề nghiệp - Giáo trình đào tạo sau đại học. Nhà xuất bản Y học: Đại học Y Hà Nội; 2017.
4. Bộ Y tế. Thông tư 15/2016/TT-BYT: Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. 2016.
5. Barber CM, Fishwick D, Carder M, et al. Epidemiology of silicosis: reports from the SWORD scheme in the UK from 1996 to 2017. Occup Environ Med. 2019;76(1):17-21.
6. CDC. Silicosis Screening in Surface Coal Miners --- Pennsylvania, 1996--1997. https://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/mm4927a2.htm. Published 2000. Accessed 22/12/2020.
7. Ngô Thuỳ Nhung. Đặc Điểm Lâm Sàng và Cận Lâm Sàng Của Bệnh Nhân Mắc Bệnh Bụi Phổi Đến Khám và Điều Trị Tại Bệnh Viện Phổi Trung Ương Từ Tháng 6/2015 Đến Tháng 12/2016, Đại học Y Hà Nội; 2017.
8. Cowie RL. The epidemiology of tuberculosis in gold miners with silicosis. Am J Respir Crit Care Med. 1994;150(5 Pt 1):1460-1462.
9. Kleinschmidt I, Churchyard G. Variation in incidences of tuberculosis in subgroups of South African gold miners. Occup Environ Med. 1997;54(9):636-641.
10. Tạ Thị Kim Nhung, Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân và cs. Thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động ở một nhà máy luyện gang và một số yếu tố liên quan năm 2018. Tạp chí Y học Việt Nam. 2019;478:96-100.
11. Nguyễn Ngọc Sơn và Lê Hoài Cảm. Tỷ lệ nhiễm bụi và đặc điểm lâm sàng X – quang, thông khí phổi của công nhân mắc bệnh bụi phổi silic tại xí nghiệp tàu thủy Sài Gòn. Tạp chí Y học thực hành (817) - số 4/2012, trang 29 – 33. 2012;817(4):29 - 33.