13. Đặc điểm mô học của tinh hoàn ở những nam giới hiếm muộn không có tinh trùng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bản chất mô học tinh hoàn của những nam giới hiếm muộn không có tinh trùng có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, tiên lượng điều trị và điều trị cho một cặp vợ chồng. Tuy nhiên những nghiên cứu về mô học tinh hoàn còn hạn chế trên cơ sở tra cứu dữ liệu thư viện Quốc gia. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 79 tiêu bản mô học tinh hoàn của những nam giới hiếm muộn không có tinh trùng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả cho thấy: Tổn thương mô học phổ biến nhất là hội chứng chỉ có tế bào Sertoli (35,44%), giảm sinh tinh (29,11%) và hội chứng dừng sinh tinh nửa chừng (21,51%). Có sự khác biệt lớn về thể tích tinh hoàn trung bình, nồng độ LH và FSH giữa nhóm sinh tinh bình thường và các nhóm tổn thương mô học khác. Trên mô hình logistic đa biến cho thấy FSH là yếu tố duy nhất có liên quan chặt chẽ với mức độ tổn thương nhu mô tinh hoàn. Cứ tăng 1 đơn vị FSH thì xác suất gặp tổn thương tinh hoàn nặng hơn lên 7,5% (p = 0,016).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sinh thiết tinh hoàn, đặc điểm mô bệnh học tinh hoàn, không có tinh trùng, dừng sinh tinh nửa chừng (GCMA), hội chứng chỉ có tế bào sertoli (SCOs), thoái hóa ống sinh tinh
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Hoài Bắc, Phạm Minh Quân. Tìm hiểu các nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2020;125(1):p.119-128.
3. Dohle GR, Elzanaty S, van Casteren NJ. Testicular biopsy: clinical practice and interpretation. Asian J Androl. 2012;14(1):88-93. doi: 10.1038/aja.2011.57.
4. A. Salonia (Chair), C. Bettocchi, J. Carvalho. EAU guidelins on Sexual and Reproductive Health: Male infertility. IN EAU guidelines. 2021.
5. Cerilli LA, Kuang W, Rogers D. A practical approach to testicular biopsy interpretation for male infertility. Arch Pathol Lab Med. 2010;134(8):1197-1204. doi: 10.5858/2009-037 9-RA.1.
6. Abdullah L, Bondagji N. Histopathological patterns of testicular biopsy in male infertility: A retrospective study from a tertiary care center in the western part of Saudi Arabia. Urol Ann. 2011;3(1):19-23. doi: 10.4103/0974-7796.75867.
7. Siadati S, Shafi H, Ghorbani H. Testicular biopsy in males with infertility: A longitudinal study. Iran J Pathol. 2017;12(2):177-182.
8. Schubert M, Pérez Lanuza L, Gromoll J. Pharmacogenetics of FSH action in the male. Front Endocrinol. 2019;10. doi: 10.3389/fendo.2019.00047.
9. Meachem SJ, Nieschlag E, Simoni M. Inhibin B in male reproduction: pathophysiology and clinical relevance. Eur J Endocrinol. 2001;145(5):561-571. doi: 10.1530/eje.0.1450 561.
10. Walker WH. Testosterone signaling and the regulation of spermatogenesis. Spermatogenesis. 2011;1(2):116-120. doi: 10.4 161/spmg.1.2.16956.