34. Nghiên cứu tác dụng điều trị viêm loét dạ dày của cao chiết lá Sanchezia nobilis Hook.F trên thực nghiệm

Bùi Thị Xuân, Trần Minh Ngọc, Trần Thanh Hà, Đặng Thị Thu Hiên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Lá cây Khôi đốm (Sanchezia nobilis Hook.F) đã được sử dụng trong dân gian như một vị thuốc điều trị viêm loét dạ dày. Nghiên cứu sử dụng dịch chiết cồn toàn phần lá Khôi đốm để đánh giá tác dụng điều trị viêm loét dạ dày và giảm đau trên thực nghiệm. Mô hình thắt môn vị được tiến hành theo phương pháp Shay trên chuột cống trắng chủng Wistar ở 3 mức liều 450 mg/kg; 150 mg/kg và 50 mg/kg. Nghiên cứu tác dụng giảm đau trên mâm nóng và máy đo ngưỡng đau ở 2 mức liều 300 mg/kg và 900 mg/kg trên chuột nhắt trắng chủng Swiss. Kết quả cho thấy với mức liều 450 mg/kg/ngày và 150 mg/kg/ngày, dịch chiết toàn phần lá Sanchezia nobilis Hook.F làm giảm số điểm loét, chỉ số loét, độ acid, giảm thể tích dịch vị, làm tăng pH, và cải thiện hình ảnh tổn thương trên đại thể, vi thể so với lô mô hình. Liều 50 mg/kg không làm thay đổi các chỉ số trên so với lô mô hình. Liều 300 mg/kg/ngày và 900 mg/kg/ngày chưa ghi nhận tác dụng giảm đau rõ trên mô hình mâm nóng và ngưỡng đau. Kết luận: Dịch chiết cồn lá Khôi đốm xu hướng có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày trên mô hình thực nghiệm. Cả 2 mức liều 300 mg/kg/ngày và 900 mg/kg/ngày đều chưa thấy thể hiện tác dụng giảm đau trên mô hình mâm nóng và máy đo ngưỡng đau.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Salari N, Darvishi N, Shohaimi S, et al. The global prevalence of peptic ulcer in the world: A systematic review and meta-analysis. Indian J Surg. Published online December 2, 2021.
2. Ellah AEA, Mohamed KM, Backheet EY, Mohamed MH. Matsutake alcohol glycosides from Sanchezia nobilis. Chem Nat Compd. 2013;48(6):930-933.
3. Shamsuzzoha M. Antifertility effect in mice of medicinal plant of family acanthaceq. The Lancet. 1978;312(8095):900.
4. Srithi K, Trisonthi C, Wangpakapattanawong P, Balslev H. Medicinal plants used in Hmong women’s healthcare in northern Thailand. J Ethnopharmacol. 2012;139(1):119-135.
5. Da Cheng Hao, Xiao-Jie Gu, Pei Gen Xiao. Phytochemical and biological research of Polygoneae medicinal resources. Medicinal Plants. 2015;465-529. doi: 10.1016/B978-0-08-100085-4.00012-8.
6. Zheng XL, Xing FW. Ethnobotanical study on medicinal plants around Mt.Yinggeling, Hainan Island, China. J Ethnopharmacol. 2009;124(2):197-210.
7. Szelenyi I, Thiemer K. Distention ulcer as a model for testing of drugs for ulcerogenic side effects. Arch Toxicol. 1978;41(1):99-105.
8. Mitra P, Ghosh T, Mitra PK. Anti-peptic ulcer activity of TLC separated fractions of root extract of astilbe rivularis in rats. Eur J Biotechnol Biosci. 2013;1(1):47-52.
9. Mitra P, Ghosh D, Ghosh T, Mitra P. Anti peptic ulcer activity of the leaves of amaranthus spinosus L. in rats. Mintage Journal of Pharmaceutical and Medical Sciences. 2013;52-53.
10. Adinortey MB, Ansah C, Galyuon I, Nyarko A. In vivo models used for evaluation of potential antigastroduodenal ulcer agents. Ulcers. 2013;2013:e796405.
11. V sangli Ashokan, Kurane MM, Pillai MM. Effect of ovariectomy and of estrogen administration upon duodenal ulceration induced by cysteamine, IUFS journal of Biology. IUFS J Biol Turk. 2010;68:7-16.
12. Vogel HG, Vogel WH, Schölkens BA, Sandow J, Müller G, Vogel WF. Analgesic, anti-inflammatory, and anti-pyretic activity1. In: Vogel HG, Vogel WH, Schölkens BA, Sandow J, Müller G, Vogel WF, eds. Drug Discovery and Evaluation: Pharmacological Assays Second Completely Revised, Updated, and Enlarged Edition. Springer; 2002:670-773.
13. Patel PK, Sahu J, Chandel SS. A detailed review on nociceptive models for the screening of analgesic activity in experimental animals. Int J Neurol Phys Ther. 2017;2(6):44.
14. Funai Y, Pickering AE, Uta D, et al. Systemic dexmedetomidine augments inhibitory synaptic transmission in the superficial dorsal horn through activation of descending noradrenergic control: An in vivo patch-clamp analysis of analgesic mechanisms. Pain. 2014;155(3):617-628.
15. Nirogi R, Goura V, Shanmuganathan D, Jayarajan P, Abraham R. Comparison of manual and automated filaments for evaluation of neuropathic pain behavior in rats. J Pharmacol Toxicol Methods. 2012;66(1):8-13.
16. Zaghlool SS1, Shehata BA2, Abo-Seif AA, El-Latif HAA. Comparison between the protective effects of famotidine, ginger and marshmallow on pyloric ligation-induced peptic ulcer in rats. Journal of J Bioequivalence & Bioavailability. 2015;7(4).
17. Onwudiwe T, Ughachukwu P, Unekwe P, Ogamba J. Evaluation of antiulcer properties of ethanolic and hot aqueous stem extracts of synclisia scabrida on experimentally induced ulcer models in Albino mice. Ann Med Health Sci Res. 2012;2(2):134-139.