Kiến thức - điều kiện về rửa tay với xà phòng của người dân tại năm tỉnh Việt Nam năm 2020

Trần Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Phương Oanh, Lê Vũ Thúy Hương, Đặng Quang Tân, Bùi Văn Tùng, Hoàng Thị Thu Hà, Chu Thị Hường, Nguyễn Thị Thu Hương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang với hai mục tiêu (1) mô tả kiến thức về cơ hội rửa tay với xà phòng và một số yếu tố liên quan; và (2) khảo sát điều kiện rửa tay của người dân tại 5 tỉnh: Sơn La, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lào Cai và Ninh Thuận năm 2020. Có 1000 đối tượng đại diện cho hộ gia đình tham gia khảo sát bằng bộ câu hỏi và bảng kiểm được sử dụng để quan sát điểm rửa tay. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời điểm rửa tay người dân biết đến là sau khi đi vệ sinh/sử dụng nhà tiêu (69,5%), trước khi ăn (47,5%) và sau khi đi làm đồng về (32,5%). Khảo sát nơi rửa tay tại hộ gia đình, hầu hết đều có nước (96,8%) hoặc có cả nước và xà phòng (89,4%). Các yếu tố liên quan đến kiến thức về cơ hội vệ sinh tay với xà phòng gồm dân tộc khác có kiến thức tốt hơn so với dân tộc Kinh (OR=1,87; 95%CI: 1,17 – 3,01); trình độ học vấn trung học phổ thông trở lên có kiến thức tốt hơn so với không đi học (OR=2,79; 95%CI: 1,35 – 5,79); nghề nghiệp khác có kiến thức không bằng so với làm ruộng/nương rẫy (OR=0,43; 95%CI: 0,26 – 0,71). Hoạt động truyền thông cần được tiếp tục thực hiện và duy trì để cải thiện kiến thức của người dân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hirai M, Graham JP, Mattson KD, Kelsey A, Mukherji S, Cronin AA. Exploring Determinants of Handwashing with Soap in Indonesia: A Quantitative Analysis. International journal of environmental research and public health. 2016;13(9).
2. Aiello AE, Coulborn RM, Perez V, Larson EL. Effect of hand hygiene on infectious disease risk in the community setting: a meta-analysis. Am J Public Health. 2008;98(8):1372-1381.
3. Rabie T, Curtis V. Handwashing and risk of respiratory infections: a quantitative systematic review. Tropical medicine & international health : TM & IH. 2006;11(3):258-267.
4. Centers for Disease Control and Prevention. Global Handwashing Day. https://www.cdc.gov/handwashing/global-handwashing-day.html. Accessed 31-1, 2021.
5. Bộ y tế. Sổ tay hướng dẫn lồng ghép truyền thông rửa tay với xà phòng 2011.
6. Rabbi SE, Dey NC. Exploring the gap between hand washing knowledge and practices in Bangladesh: a cross-sectional comparative study. BMC public health. 2013;13:89.
7. Coombes Y, Devine J. Introducing FOAM: A Framework to Analyze Handwashing Behaviors to Design Handwashing Programs. World Bank; 2010.
8. Trần Quỳnh Anh, Hoàng Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Liên Hương và cộng sự. Thay đổi kiến thức và thực hành rửa tay ở bà mẹ có con dưới 11 tuổi sau can thiệp truyền thông tại 3 tỉnh Điện Biên, Tuyên Quang, Đắk Lắk năm 2019. Tạp chí Y học dự phòng. 2020;30(4):147-154.
9. Pittet D, Allegranzi B, Boyce J. The World Health Organization guidelines on hand hygiene in health care and their consensus recommendations. Infection control and hospital epidemiology. 2009;30(7):611-622.
10. Tran Quynh Anh, Le Thi Huong Ly, Nguyen Thi Lien Huong. Knowledge and practice of handwashing with soap among mothers of children aged under 11 years and some related factors in 2019. Vietnam J Prev Med. 2020.
11. Chase C, Do Q-T. Handwashing behavior change at scale: evidence from a randomized evaluation in Vietnam. World Bank Policy Research Working Paper. 2012(6207).
12. Bùi Hữu Toàn, Nguyễn Huy Nga, Phùng Đắc Cam và cộng sự. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành rửa tay xà phòng của các bà mẹ H’Mông đang nuôi con dưới 5 tuổi, tỉnh Sơn La, năm 2014. Tạp Chí Học Dự Phòng. 2014;27(3):128-135.